The Great Adventure - Gunther Holtorf's Epic 26-Year Journey Across 215 Countries
Một tiếng trước khi hoàng hôn buông xuống miền Bắc Madagascar.
Những khóm cây trải dài ra đến tận chân trời dọc theo những con đường bụi đất. Ánh sáng le lói từ quả cầu lửa đỏ rực đang đổ bóng qua khung cửa sổ chiếc Mercedes Benz 300 GD cũ kĩ do Gunther cầm lái. Ở phía đối diện một chiếc xe đang lao như tên bắn về phía ông. “Có lẽ con đường này quá hẹp cho cả hai”, ông nghĩ bụng. Gunther phanh kít xe và đánh lái về phía ven đường, nhưng ông chẳng ngờ những khóm bụi rậm dày đặc ven đường che mất một khoảnh đất thẳng tuột xuống dưới. Chiếc Mercedes lật ngược và bắt đầu lộn vòng chầm chậm như trong một đoạn phim slow-motion. Một vòng, hai vòng trước khi nó bị chặn đứng bởi một thân cây gầy guộc nhưng rắn chắc lạ kì.
Điều kì diệu hơn là đây là tai nạn đầu tiên của Gunther Holtorf và Otto – tên ông đặt cho chiếc xe đã gắn bó với mình trên mọi nẻo đường 26 năm nay. Những tai nạn nghiêm trọng nhất từng xảy ra với ông chỉ là chuột túi phi vào cửa sổ hay xe tải ở Ấn Độ quay đầu không thèm cảnh báo… Dường như chẳng chuyện gì có thể làm hại Otto nhiều hơn những vết móp trên chiếc xe huyền thoại.
Lóp móp bò qua ô cửa sổ để thoát ra ngoài, ông lão Gunther 76 tuổi vẫn bình yên vô sự, không một vết xây xước.
I license a lot of music for my videos here! Sign up using the link below to get 2 extra months free :) https://bit.ly/3NgdrIY
It’s an hour before sunset in northern Madagascar.
The bush stretches to the horizon and surges up to the edge of the road. Light floods the scene from left to right and pours through the open window.
Another vehicle is coming towards Gunther Holtorf without slowing. It’s going to be a tight fit.
He brakes and steers the Mercedes G-Wagen towards the verge. It’s soft and gravelly, and the thick vegetation conceals a steep slope. Slowly the car slips, then starts a slow-motion roll. Mid-roll, it stops for a second, then it turns again - but hits a spindly tree, just strong enough to peg it in position on its side.
Remarkably, this is the first accident Holtorf and his car, Otto, have experienced in 26 years on the road. There have been minor incidents – a kangaroo flying into a side door, an Indian lorry reversing without looking - nothing worse than a dent.
Holtorf, 76, undoes his seat belt and lifts himself out of the open passenger window. He’s unharmed – not a scratch.
Gunther, sinh năm 1938 ở Munich, Đức xin nghỉ việc chức “Giám đốc điều hành bay” của hàng hàng không Lufthansa năm 1988 để đi đi du lịch châu Phi với người vợ Beate. Sau chuyến đi thử nghiệm, hai chuyện có lẽ quan trọng nhất trong đời Gunther xảy ra: ông và vợ chia tay và hai, ông sửa sang và cải tiến Otto cho phù hợp với nhu cầu của chuyến đi. Bỏ hết ghế sau chỉ lại hai ghế hàng đầu, biến khoang sau thành ngăn chứa đồ và chiếc giường đôi rộng rãi cho hai người.
Việc tiếp theo ông làm là đăng một mẩu quảng cáo trên tờ “Die Zeit” để tìm người đồng hành. Christine, một bà mẹ đơn thân ở Dresden trả lời.
“Tình cờ là lúc đó lần đầu Christine được đọc báo "Die Zeit". Một tờ báo của Tây Đức. Đúng thời điểm bức tường Berlin sụp đổ.
Chúng tôi định chỉ lái xe quanh châu Phi khoảng 2-3 năm. Từ Châu Âu qua eo biển Gibraltar rồi đi zigzag xuống Cape Town. Chúng tôi đã làm đúng như thế, nhưng kế hoạch 2 năm kéo dài hơn một chút.
Khi đó chúng tôi nói, nếu mình đi xuống Nam Phi lần thứ năm, thì tại sao lại không gửi xe qua Nam Mỹ nhỉ.
Chuyến đi vòng quanh thế giới đã phát triển từ đó, nhưng nó chưa bao giờ là chủ đích. Chúng tôi cũng không nhớ các nước đã đi và gặp khó khăn khi được hỏi, đặc biệt là ở Mỹ hoặc người Mỹ. Rằng không biết mình đã đến bao nhiêu quốc gia.
Và rồi mãi tận những năm sau này, vợ tôi mới ngồi xuống nhớ lại và viết ra những quốc gia chúng tôi đã qua. Lúc đó hình như là đã đi được hơn 100. Nhưng chúng tôi cũng không để ý lắm.
Bởi vì con số đó không đáng để quan tâm. Tôi quan tâm đến những trải nghiệm mới, hòa mình vào thiên nhiên, cảm giác xê dịch, rằng học được gì đó thú vị. Chứ không phải đi càng nhiều càng tốt.”
Gunther, born in 1938 in Munich (Germany) resigned from his job as the "flight executive director" of the German airline Lufthansa in 1988 to travel Africa with his third wife Beate.
In April 1990, Holtorf had already returned home to Germany from a trial run in Africa with Beate. It had been a valuable learning experience, with two immediate consequences.
First the couple split up. Then Holtorf got Otto refitted, creating a spacious storage area under a comfortable bed.
His next step was to put an ad in the Die Zeit personal column, to which Christine, a single mother from Dresden, replied.
“By pure chance she had the newspaper "Die Zeit" in her hand for the first time. A western newspaper. Exactly at the time of the fall of Berlin wall.
We wanted to drive the car through Africa for about 2-3 years. So from Europe via Gibraltar and then in a zigzag down to Cape Town. We did that too, but the planned 2 years took a little longer.
At that time we said then in South Africa. When we were in South Africa for the fifth time… We can also send the car to South America as well.
The world tour grew out of this, but it was never planned. Nor did we recall, actually we occasionally had difficulties when asked, especially in the US or by Americans. That we had no idea how many countries we had been to. And then at some point in later years my wife sat down and wrote down which countries we had already visited. And I think that was way over 100 at the time. But we had no idea about it. Because in the end it was not interested and we were interested in the experience of being in nature, being on the move, experiencing something new, seeing something interesting. Not because of some statistics. That wasn't the goal.”
Ngày lăn bánh, Gunther 53 tuổi, Christine 34.
Khi Gunther rời Đức, tổng thống Mỹ là Ronald Reagan. Chiến tranh Lạnh đang đi vào hồi kết. Nước Đức vẫn chia cắt. Khi đó còn chưa có smartphone.
Ngày trở về, tổng thống Mỹ là Barack Obama. Chúng ta đang up video lên youtube với tốc độ 300 giờ/phút. Gần 30 năm, hai người đi khắp năm châu bốn biển - dưới bùn, trên núi, ngoài đồng bằng, băng qua sông, biển, đại dương. Một hành trình vĩ đại không có nhà tài trợ hay quảng cáo - và đặc biệt, không kèn trống trên Instagram hay Facebook.
The day they left, Holtorf was 53, Christine 34.
When Gunther Holtorf left Germany and started driving, Ronald Reagan was president of the United States. The Cold War was in its final years, the Gulf War years away. Germany was composed of two parts. There was no such thing as a smartphone.
When he finished, Barack Obama was president. People were uploading video to YouTube at a rate of 300 hours per minute.
Over the course of the nearly 3 decades, Gunther and Christine Holdorf trekked their way over the better part of the globe. They were down in the mud, out on the plains, up in the mountains. They traveled in a 1988 Mereces G-Class wagon nicknamed "Otto." They did it without sponsorships, and without accolades on Facebook or Instagram.
30 năm làm việc cho Lufthansa, trong đó có đến 20 năm ở văn phòng nước ngoài nên thời gian ông ngồi trên máy bay ngắm nhìn trái đất đẹp đẽ, nhỏ bé có khi còn nhiều hơn thời gian ông nhìn lên trời. Tôi nghĩ đến câu nói của Travis với em trai mình trong phim “Paris, Texas” (1984): “Anh không sợ độ cao. Anh sợ mình sẽ ngã. Nhưng đôi khi dù biết mình có thể bị ngã người ta vẫn phải trèo lên cao, vì ở trên đó tầm nhìn toàn cảnh trở nên thật rõ ràng.”
Có lẽ trong Gunther dần dần đã có gì đó thay đổi, một thực thể ngoại lai từ từ ngấm qua da thịt vào nội tạng: linh hồn của bụi đất trải dài bất tận, những thung lũng ngập trong ánh nắng chói lòa, những khu rừng với kết cấu như tranh trừu tượng… Cho đến một ngày cảm thấy mình sống vô nghĩa thế là quá đủ, ông cần sự thay đổi ấy – giống như bức tường Berlin.
In 30 years working for Lufthansa, more than 20 of them in offices overseas, Holtorf had spent hour after hour in the air looking down at roads - roads winding over passes and plunging into valleys, or etching a dead straight line across a sun-baked plain.
I think of what Travis said to his brother in the movie "Paris, Texas" (1984): "I'm not afraid of heights. I'm afraid of falling. But sometimes even knowing you might fall you still have to climb up, because up there the panoramic view becomes clear.”
Perhaps in Gunther there is something that gradually changed, an alien entity slowly seeping through the flesh and into the internal organs: the soul of endless stretches of dirt, valleys filled with glare. blind, abstract painting-like forests... Until one day he felt that he was living with enough nonsense, he needed that change - just like the Berlin wall.
Hai người tiến thẳng về phía Sahara, băng qua Algeria và Niger để đi vào Mali, nơi tồn tại những khái niệm vượt lên trên cả mọi nền văn minh, nơi ông gặp gỡ những người nghiện Sahara khác – và ông cũng cảm thấy điều đó đang chảy trong máu mình.
“Sahara không chỉ có cát. Chỉ có 13% cảnh quan ở đây là cát, còn lại là sỏi, đá, hệ thực vật khô. Ở đó không có cỏ, không có động vật, côn trùng hay gió. Tôi có thể nghe thấy sự im lặng bên tai mình.”
Nhưng cũng có những ngày ông và Christine phá vỡ sự yên lặng tuyệt đối ấy bằng những cuốn băng cassett ông hay được nghe thuở ấu thơ: Brahm, Schubert, Schumann… Hai người cắm trại qua đêm dưới ánh trăng tròn vành cô độc giữa Sahara. Ở đây lửa trại là những chuyển động duy nhất trong bán kính 150km, hai người ngồi lặng im nghe một bản Sonata của Beethoven mà giờ ông cũng không nhớ nổi tên nữa.
Một thế giới mới của ông đã tách ra, xa dần khỏi những gì phàm tục nhất.
The couple headed straight for the Sahara desert, crossing Algeria and Niger from north to south, before hanging a right at Zinder and heading for Mali.
Holtorf has glowing memories of these desert areas “beyond civilisation”.
He met other Western travellers who were, he says, “addicted” to the Sahara, returning again and again, and he can understand why.
“The Sahara doesn’t mean sand, only 13% is sand, the rest is gravel, rocks, dry nature. There is no grass, no animals, no insects, no wind,” he says. “You can listen to the silence.”
In those days Holtorf also listened to music on Otto’s cassette deck, now long defunct, particularly the piano music he’d heard his father playing as a child – Beethoven, Brahms, Schubert, Schumann. One night, he broke the silence of the desert with one of these cassettes.
“We stayed overnight and we stayed alone. There was definitely nobody in the vicinity - and the vicinity means about 100 or 150km,” he recalls.
2003, Christine bắt đầu có vấn đề sức khỏe với mặt của mình. Mặt trái của bà bị liệt cục bộ và khả năng nghe của tai trái suy giảm rõ rệt. Bác sĩ chẩn đoán Christine bị u dây thần kinh mặt - lành tính. Bất chấp điều đó, Christine vẫn tiếp tục đi chứ không đầu hàng. Nhưng hóa ra chẩn đoán nhầm lẫn: đó là một khối u ác tính, thời gian ở trên đường đi đã chứng minh điều đó. Mặc dù vô cùng suy sụp và phải ở nhà điều trị nhưng Christine vẫn luôn khuyến khích Gunther không được bỏ dở mà hãy tiếp tục hành trình của cả hai. 2007, Martin con trai Christine thế chỗ bà bên cạnh Gunther.
Christine chẳng để Martin chiếm chỗ ruột của mình quá lâu. Một năm sau khi sức khỏe đã phần nào ổn định, bà tiếp tục chuyến hành trình sang biển Caribe với Gunther trước khi trở về nhà ở Munich để hóa trị và xạ trị dài hạn. Bà muốn ở một mình trong suốt quá trình hóa trị và xạ trị. Thậm chí không muốn Martin ở đó, mà chỉ được đến thăm mỗi tuần một lần.
Chuyến đi cuối cùng của bà là Anh quốc (nước thứ 149). Tháng Năm 2009. Kì diệu thay, nước Anh và xứ Wales tắm trong nắng rực rỡ, nhưng bệnh Christine ngày càng xấu đi và chuyến đi dự kiến đến Ireland phải bị hoãn lại.
Christine đã biết ngày này sẽ đến. Họ nói chuyện với nhau rất nhiều, rằng Gunther phải hứa với bà sẽ tiếp tục đi, đi thay cả phần bà nữa, và đùa tếu táo rằng bà sẽ kiểm tra từ trên cao nếu ông không làm thế.
Hai người vẫn luôn muốn kết hôn, mà chưa có dịp.
Tháng Sáu năm 2010, Gunther làm đám cưới với Christine. Hai tuần sau Christine qua đời.
Người ta có câu, “Chỉ có cái chết chia lìa tình yêu đôi ta”, thì ở đây, chỉ có cái chết mới chia lìa được cuộc phiêu lưu của hai người.
“Chúng tôi đi phiêu lưu với nhau được hơn 20 năm trong bình yên vì khi đó, anh phải tưởng tượng như mình đang sống cuộc đời của một cặp song sinh bị dính liền thân. Không thể có chuyện em bận hôm nay hay anh thích đọc sách trong vườn một mình, xin đừng làm phiền. Cả hai phải kết nối với nhau hoàn toàn về thể xác và tinh thần 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần và 52 tuần một năm.”
In 2003, Christine began to have problems with her face. The left side became partially paralysed and the hearing in her left ear deteriorated. Doctors diagnosed a benign tumour of the facial nerve, and she continued travelling.
Later it became clear that the tumour was in fact malignant. It was devastating news, but although she now needed to spend more time at home, she urged Holtorf not to stop.
In 2007, her son Martin, who had been 10 when the tour began, but was now 27, took her place for a trip.
The following year, however, Christine was able to reclaim her seat for a madcap trip to the Caribbean. Not an obvious place for a motoring holiday.
After the Caribbean, Christine mostly stayed at home in Bavaria. She wanted to be alone during courses of chemotherapy and radiotherapy. She didn’t even want Martin there, preferring him to visit once a week.
The last trip she made was to the UK (country 149) in May 2009. Miraculously, England and Wales were bathed in glorious sunshine, but Christine’s condition was deteriorating, and a planned trip to Ireland had to be called off.
She had known for a long time that the end was in sight, Holtorf says, and the couple were able to talk honestly about what would happen afterwards. She continued to insist that the tour most go on, and joked about monitoring his progress from a cloud up above.
The two had always intended to marry, but never found time. Finally they made it two weeks before she died, in June 2010. Holtorf had adopted Martin as his son many years earlier.
“We did all the travel successfully and peacefully because you must imagine that you live 24 hours like conjoined twins - there is no way that my wife could say, ‘Well I will stay in the kitchen for the next hour,’ or that I could say, ‘I will be in the garden out there reading a book.’ You know you are bound to stay together, and that’s 24 hours, seven days a week and 30 days a month.”
Sau 25 năm rong ruổi khắp thế giới, Gunther giải nghệ và trở về Berlin vào một ngày đầu tháng Mười 2014. Một hành trình, một cuộc đời và những trải nghiệm chắc khó ai có thể lặp lại được của một người đàn ông 76 tuổi nhưng tràn đầy sinh lực như một thanh niên trẻ tuổi.
After 25 years traveling around the world, Gunther retired and returned to Berlin in October 2014. A journey, a life and once-in-a-life-time experiences that are unlikely to be repeated by a 76-year-old man who radiates such a great amount of energy like a young man.
I license a lot of music for my videos here! Sign up using the link below to get 2 extra months free :) https://bit.ly/3NgdrIY
SUPPORT ME SO I CAN CREATE MORE QUALITY CONTENT / ỦNG HỘ MÌNH LÀM TIẾP NHỮNG NỘI DUNG NHƯ NÀY:
https://paypal.me/ThuThuyDao
https://www.patreon.com/her86m2
PHOTO EDITING PRESETS FOR LIGHTROOM / PRESETS CHỈNH ẢNH:
BUYING PRINTS / MUA ẢNH IN MÌNH CHỤP:
https://www.her86m2.com/print-shop
STAY CONNECTED / KẾT NỐI VỚI MÌNH:
Website: https://www.her86m2.com
Facebook: https://www.facebook.com/her86m2
Instagram: https://www.instagram.com/thuydao__/